Phân Biệt Loại Cá Qua Màu Sắc

Hầu như ai cũng thích thú muốn biết con cá nhìn ra sao,có thể vì một chút thay đổi đậm lợt màu sắc mà tạo sự khác biệt thật sự trong con mắt cá ? Độ sâu của vùng nước có đóng vai trò trong đó không ? Theo dõi việc tìm hiểu này cũng giống như những chuyện thắc mắc khác,và nó sẽ chứng tỏ thêm khả năng thành công dễ dàng của bạn sẽ gặp khi đi câu.

Môn câu cá có thể là một môn nghệ thuật sắp xếp thứ tự cho những tay câu phiêu lưu như là một kinh nghiệm thử thách và cũng là sự hiểu biết thêm về những sai lầm đối người mới tập câu hay người có kinh nghiệm già dặn,tất cả do việc thu thập từng chút trải nghiệm ở biển khơi hay sông suối tích tụ lại.

Việc câu cá lớn của các tay câu chuyên nghiệp đã lôi cuốn họ đua nhau như một niềm đam mê cuồng tín,họ cố tìm hiểu nơi có cá và quyết tâm để đạt được thành công trong sự cố gắng của họ,cũng như theo dõi luôn luôn từng con nước thủy triều lên xuống.Câu hỏi mà chúng ta thường tự đặt là có phải chúng ta thật sự đã hiểu biết đầy đủ để thích ứng và thỏa mãn trong sự tiếp tục trò chơi thắng thua của môn câu cá hay không ?

Y như là tay câu chuyên nghiệp,chúng ta cũng như các tay câu cuồng nhiệt khác bị ám ảnh bởi môn thể thao này,nên cần phải hiểu biết rõ ràng những con mồi trong ngư trường,cũng như nó đòi hỏi chúng ta phải luôn luôn là tay câu tuyệt đỉnh trong môn chơi.Chúng ta đã trải qua nhiều mùa câu và đã thu thập những tin tức thiết yếu cho phương pháp câu song thường bị thiếu hiểu biết về luồng cá đi,con nước,loại mồi câu, thời tiết,v,v… tất cả điều đó là những điều kiện quan trọng để chúng ta thành công.

Càng tìm hiểu,môn câu đòi hỏi chúng ta càng “lặn” sâu dưới đáy nước,một thế giới say mê,nơi mà chỉ một ít người câu có khái niệm về nó khi họ được buộc chặt vào ghế để đấu sức với cá dữ hay đứng cạnh bên be thuyền câu cá trong sông nước.

Muốn hiểu biết rõ ràng chuyên biệt về thị giác cá thích hợp với môi trường sống của nó cũng như những đặc điểm riêng biệt cho các loại cá trong môn câu,chúng ta cần phải cập nhật tin tức căn bản về cá mà bài này sẽ nói đến thị giác.

Đại cương mắt cá không khác biệt con mắt người bao nhiêu,vì nó gồm có thủy tinh thể,giáp mạc,võng mạc,tế bào hình trụ và tế bào hình nón.Cấu trúc nhãn cầu của cá chỉ thiếu lớp mi mắt vì nó đã được bao phủ thường trực bởi nước.

Kết quả rất đáng kinh ngạc của nhãn cầu cá là nó có khả năng thích ứng thật tuyệt diệu dưới nước,trái với sự tương ứng mặt phẳng nhãn cầu con người hơi có hình thuôn,nhãn cầu cá có hình dạng tròn,kết cấu mô dày để có khả năng tập trung và khuếch đại ánh sáng trên võng mạc.

Nên nhớ ở con người,chúng ta có thể điều chỉnh độ cong hình dáng thủy tinh thể để nhìn rõ điểm ở tầm ngắn hay xa.Trong khi ở con cá,nó không thể nào thực hiện được như thế,nhưng nó có thể điều chỉnh vị trí thủy tinh thể dịch chuyển tới lui ở trước võng mạc y như ống kính máy chụp hình.

Giống như mắt của các loài sinh vật có xương sống,mắt cá gồm có giác mạc (lớp phủ ngoài), đồng tử (khe hở cho ánh sáng đi qua),thủy tinh thể (điều chỉnh hình ảnh),võng mạc (nhận hình ảnh từ thủy tinh thể),và dây thần kinh quang phổ (chuyển hình ảnh đến não).

Tuy nhiên thủy tinh thể của phần lớn các loại cá thiếu cơ bắp và bị giữ nguyên trạng thái bẩm sinh.Cho nên nó không kiểm soát được lưu lượng ánh sáng xuyên qua mắt bằng cách thu nhỏ hay làm giãn nở thủy tinh thể.Chỉ trừ cá mập và cá đuối là thủy tinh thể thay đổi được đó đây là một ngoại lệ.

Võng mạc gồm có những tế bào tiếp nhận gọi là tế bào hình trụ và tế bào hình nón,tế bào hình trụ nhạy ánh sáng hơn là tế bào hình nón,nhưng nó chỉ cảm nhận được hai màu sắc: trắng và đen.Tế bào hình nón cảm nhận được các màu sắc khác và cho hình ảnh rõ nét hơn tế bào hình trụ,nhưng nó chỉ nhạy với ánh sáng chừng 1/30 so với tế bào hình trụ.Tế bào hình trụ “thấy” ánh sáng trong khi tế bào nón cho ta màu sắc và chi tiết.Giống như ta, cá không thể thấy màu sắc trong tối hay ở những điều kiện ánh sáng yếu mờ.

Việc nhận biết màu sắc đòi hỏi có nhiều tế bào hình nón để phân biệt được mỗi màu trong 3 màu sắc nguyên thủy (đỏ,vàng,xanh biển ),mà phần lớn mắt cá chỉ phân biệt được hai màu nguyên thủy: trắng,đen,một số khác thì phân biệt được cả 3 màu.Tuy nhiên mắt cá có thể nhìn rõ tần sóng màu tím hơn mắt người và có rất nhiều loại cá nhìn được cả tần sóng tia cực tím (tia tử ngoại).

Chúng ta nên biết, rất ít loại động vật xương sống có đầy đủ 3 tế bào phân biệt màu sắc (trichromatic) mỗi tế bào hình nón nhạy với các màu sắc khác nhau như chúng ta có,và tế bào nón loại nhạy với ánh sáng đỏ chưa tìm thấy trong mắt loài cá.

Mắt cá thích hợp để nhìn rõ những cử động hay sự tương phản ánh sáng trong khi hình dáng chi tiết bị mờ,tế bào hình trụ của mắt con người bao phủ dày đặc ở võng mạc,nên nó cho phép ta nhìn rõ các chi tiết của hình dáng,tế bào hình trụ trong mắt cá trải đều hơn nên nó cảm nhận được dễ dàng các cử động hay sự tương phản ánh sáng nhưng ít thấy chi tiết rõ ràng.

Vào lúc có ánh sáng bình thường ban ngày,hoạt động trong mắt cá cho thấy các tế bào hình trụ thu hẹp lại,tế bào hình nón nở ra, các hạt sắc tố di chuyển tụ về và bao quanh tế bào hình trụ để bảo vệ tế bào tránh ánh sáng,vào lúc đêm tối những sắc tố thu hẹp lại để cho các tế bào hình trụ hiện ra,và nó phát triển lớn hơn để đón nhận thêm ánh sáng.

Quá trình biến đổi này mất khoảng 1 tiếng,nên phần lớn các loại cá săn mồi sống dễ thích ứng mau lẹ hơn các loại cá mồi nhỏ,có thể đây là lý do mà nhiều loại cá săn mồi hoạt động tích cực hơn trong việc kiếm mồi vào lúc sáng sớm hay chạng vạng tối,vì đôi mắt chúng thích ứng mau lẹ với ánh sáng đang thay đổi hơn là các cá mồi nhỏ,vì vậy cá săn mồi có ưu điểm đặc biệt vượt trội về thị giác.

Tất cả những loại cá lớn trong môn câu mà ta nhắm đến đều có bị giới hạn trong cách nhìn màu sắc cho dù mắt cá có chứa nhiều tế bào hình nón dày đặc trong võng mạc,đó không có nghĩa là cá sẽ thấy màu sắc y như chúng ta thấy.

Những chuyên viên ở Học viện khoa học & hải dương Virginia đã dùng một dụng cụ đo gọi là electroretinography để hiều rõ hơn mắt cá nhìn màu sắc ra sao,phương pháp này làm gây mê cá,tạo ra phản ứng trong võng mạc mắt cá và cường độ nhận màu sắc sẽ biểu hiện bằng cách dùng những điện cực để kích thích.

Hình ảnh dưới đây cho ta hiểu rõ cường độ nhận biết màu sắc cho từng loại cá,với những gạch đen đậm biểu hiện của màu sắc tối đa bị phản ứng của võng mạc,ngoại trừ loại cá striped bass,không một chi nào trong loại này có thể thấy được màu đỏ,trong khi lại thấy rõ được trong màu cực tím.Cá Spotted seatrout và red drum có thể thấy trong hàng màu từ tím đến cam,với cao đỉnh màu là xanh biển và xanh mạ.

Ta đơn giản hóa vấn đề để nhận biết rõ hơn,những màu sắc ta nhìn thấy qua lăng kính do tia sáng mặt trời chiếu qua như các tần sóng màu,tần sóng ngắn bao gồm màu xanh lá mạ,xanh biển và màu tím,tần sóng dài gồm màu đỏ,cam và vàng.Cá có thể thấy các màu này và cũng có thể thấy các màu sắc mà chúng ta không thấy được như màu cực tím.

Việc nhận biết được màu sắc của cá giúp nó nhìn con mồi qua được nhiều sự tương phản ánh sáng đối với phần nền môi trường,chọn màu sắc của mồi giả y hệt mồi thật không hay bằng chọn màu sắc con mồi giả làm nổi bật tương phản ánh sáng giữa con mồi trên màu sắc nền của môi trường.

Thí dụ như màu xanh mạ chói (chartreuse) là màu không tìm thấy trong thiên nhiên,nên nó là một màu sắc có hiệu quả vì dễ nhận thấy,không những màu xanh mạ chói dễ thấy trong tầm nhìn của cá mà nó còn nổi bật với sự phản quang dưới tia cực tím,và rất nhiều loại cá đều có thể nhìn thấy được màu sắc trong tần sóng tia cực tím.

Màu đỏ và màu trắng kết hợp làm màu sắc nổi bật,nhưng nhiều loại cá không thể thấy màu đỏ,tuy nhiên màu đỏ sẽ biến đổi thành màu xám lợt khi xuống một độ sâu nhất định.Hai màu trắng,đỏ có hiệu ứng tốt là vì nó tương phản rõ ràng nhất trên các màu màn nền khác biệt, cho nên màu xám và màu trắng cũng có hiệu ứng như thế.

Do những tranh luận của những người câu cá trên thế giới mà ta biết tại sao việc thẩm thấu ánh sáng trong nước ảnh hưởng đến sự thực hành và thành công của người đi câu.Phản ứng hoá học cũng có dự phần lớn vào việc thẩm thấu ánh sáng rõ rệt như sự thu hút tần sóng màu sắc qua các tầng xuất và độ sâu của vùng nước bị ô nhiễm.

Nếu quan sát theo chiều ngang mực độ sâu của nước về sự thẩm thấu ánh sáng,cộng thêm sự thu hút của các vật thể, để chứng minh rõ ở độ sâu nào ánh sáng đi xuyên qua.Việc nghiên cứu này cho kết quả căn bản tổng quát là 60% ánh sáng gồm màu sắc đỏ sẽ bị hấp thụ mất trong độ sâu 3 m,ở độ sâu 10m,nó sẽ bị hấp thụ gần 80% tất cả ánh sáng màu vàng,cam,và đỏ.Xuống sâu dưới 10m nước ánh sáng yếu ớt sẽ biến mất kể cả màu xanh biển,chỉ còn hoàn toàn màu đen ngự trị.

Màu sắc bị phân tán hay thu hút mau ở độ nông luôn luôn là tần sóng màu sắc dài gồm màu đỏ, vàng và cam,xuống sâu dưới nước hơn nữa là màu sắc có tần sóng ngắn xanh lá mạ, xanh biển và tím.

Sức chiếu ánh sáng đầy đủ và màu sắc của màn nền cũng tùy thuộc vào nhiều điều kiện,kể cả thời điểm trong ngày,độ trong của nước,đáy nước ra sao,độ sâu của nước,và rong rêu. Nếu mồi giả có sự tương phản ánh sáng cao thì dễ nhận thấy hơn là ở dưới nước trong điều kiện ánh sáng yếu mờ (như buổi sáng sớm và chập choạng chiều tối) hoặc ở dòng nước đục.

Màu đen là màu tốt để chọn lựa câu vào ban đêm vì nó cho bóng dáng rõ rệt nhất khi tương phản dưới ánh trăng đêm,màu phản quang dễ nhận thấy vào những ngày có mây che,trong khi tia cực tím thường hiện hữu nhiều vào những ngày có trời trong sáng.Những con mồi có màu sắc tương phản cao hay chói sáng lại ít hữu hiệu trong vùng nước trong vào những ngày nắng chói chang,mà còn có thể làm nhát một số cá.

Có những loại cá chuyên săn tìm các loài giáp xác dưới đáy (tôm,cua,sò,v,v…) vì nó xử dụng thính giác tốt hơn là thị giác để săn mồi kể cả săn cá mồi,tuy chưa có bằng chứng nào cho thấy rõ như thế nhưng có thể loài cá sống trong vùng nước cạn có khả năng nhận biết ánh sáng phân cực.

Để nhận biết màu sắc tương phản thật rõ dưới nước,các cuộc nghiên cứu cho biết ta có thể dùng kính phân cực để dễ dàng làm nổi bật những màu sắc thiên nhiên (màu bạc dưới đáy hay màu xanh lá trên mặt nước) mà các đàn cá mồi có màu trắng bạc thường lợi dụng để ẩn thân.

Sau cùng,với thị giác,cá còn tùy thuộc vào thính giác,khứu giác để giúp nó tìm săn mồi,loại mồi giả lớn làm xao động mạnh nước nên dễ được cá nhận biết,kể cả khi nó chưa thấy mồi ở đâu thí dụ như những con mồi popper.

Tóm lại :

  • Cá có thể thấy màu sắc và dùng tính năng đó của thị giác để săn mồi trên các nền màu sắc tương phản khác nhau,mà ta cần phải quyết định màu sắc con mồi,cá không thể thấy màu sắc vào đêm tối.
  • Mắt cá được cấu tạo thích hợp để nhìn động tác và sự tương phản ánh sáng khi nhìn chi tiết,việc thiết kế mồi y như thật không quan trọng bằng động tác và hình dáng con mồi.
  • Phần lớn cá săn mồi rất thích nghi săn mồi vào lúc sáng sớm hay chạng vạng tối.

Tuy vậy khả năng thành công của chúng ta lại tùy thuộc nhiều độ chính xác ném mồi,sự điều khiển giỏi của thuyền trưởng và dĩ nhiên cách xử dụng những con mồi,và cũng tùy thuộc vào tình trạng của người câu mà sự khéo léo có thể dẫn thất bại hay dẫn đến thành công .

Lái tàu thuyền săn tìm cá trong các đầm lầy, neo đậu ở các rạng hay dò tìm ở dưới đáy biển sâu,người câu cá đã xử dụng tối đa nhãn quan,gần như lấn áp hết góc chết của đôi mắt trong việc chú ý nhìn kỹ độ sâu,cách lướt bơi thoáng qua và chú mục đến các động tịnh.

Xa hơn nữa,trong cuộc khảo cứu cho thấy nhiều loài cá có nhãn quan yếu kém nên phải dựa rất nhiều vào mùi vị để tự vệ hay tìm mồi.Thính giác của cá nằm ngay mõm dùng để đánh mùi,lưỡi dùng để nếm vị,cơ quan hai bên hông và tai phía trong liên kết thẳng với bong bóng,tất cả đều phụ giúp trong việc nhận biết các tần sóng rung động.

Cũng như phần lớn khi câu,mồi giả hay mồi thật đều tùy thuộc vào độ dài của dây cước loại fluorocarbon khi ta rê sẽ làm cho nó sống động hơn không có vẻ giả tạo hay dính dáng vào cái gì làm cá nghi ngờ,đó là một lợi khí cho ta .Dù sao việc chọn lựa phương pháp câu có quá nhiều cách khác nhau,thường việc này rất bị ảnh hưởng bởi sự hiểu biết của ta về màu sắc,màu sắc sẽ biến đổi khi con mồi chìm vào làn nước,nó là một trong những điểm ưu tiên để dụ cá tấn công,đặc biệt trong thời gian mà nhiệt độ và chất lượng nước thay đổi mau.

Khi ánh sáng chiếu vào tầng đáy nước,cường độ nó giảm dần sức hội tụ,ánh sáng bị phân hoá và thẩm thấu dễ dàng bởi những vật thể lơ lửng trong các tầng nước.

Hệ thống nước ở đầm lầy là một thí dụ điển hình cho thấy ánh sáng phân hóa nhiều nhất,vì nơi đó có nhiều vật thể lơ lửng,như các rong tảo,rác rến,phù sa,v,v…thành ra ánh sáng ít xuyên qua nước và rất yếu so với những nơi nước trong sạch có nhiều ánh sáng hơn.

Theo nguồn tài liệu khoa học về màu sắc và ánh sáng đã chứng minh chọn màu sắc là then chốt khi lựa mua mồi giả. Tuy nhiên câu hỏi vẫn còn đó là những loại cá ta thích câu nó thấy cái gì chính xác nhất ?

Thật là rắc rối để chứng tỏ việc “chính xác” cá thấy cái gì ở từng cấp độ khác nhau,cá phân biệt được hình dáng gì,ước lượng được kích cỡ và nhận biết được chuyển động ra sao.Kinh nghiệm cho thấy sự chuyển động có thể tạo cho con cá bắt đầu rình mồi từ xa cũng như việc nhận biết hình dáng chỉ xảy ra ở cự ly gần.Tuy nhiên theo những nhà nghiên cứu khả năng thị giác cá còn tùy theo loại và còn tùy thuộc nhiều vào điều kiện vùng nước nó sinh sống.

Việc tìm hiểu các loại cá ở sống ở rạng cho ta thấy cá hồng,cá mú chiếm cứ và sống quanh quẩn các loại rạng tự nhiên lẫn nhân tạo,vì nơi đó dễ tìm kiếm,phân biệt được các loại mồi ưa thích.Sống nơi môi trường nước trong sạch và đầy đủ ánh sáng làm cho cá nhận biết rõ ràng về màu sắc,nhưng cá không có cái nhìn về sắc thái như chúng ta.

Tuy vậy các loài cá sống ở rạng có nhãn quan nhận biết màu sắc tốt hơn các loài cá khác sống ở ven biển,võng mạc các loài cá ở rạng đặc biệt nhạy từ màu xanh lá mạ pha màu xanh biển cho đến màu xanh lá mạ nhạt,trong khi các loài cá ven biển chỉ nhạy với cá màu xanh lá mạ pha lẫn màu xanh biển nhạt.Quan trọng là ta phải nhớ ánh sáng giảm dần theo độ sâu, tần sóng dài luôn luôn biến mất trước tiên,kể cả cá mú và cá hồng có thể nhận biết được một số màu sắc mà những màu sắc này có thể không hiện diện ở các tầng lớp nước khác nhau.

Thêm vào đó ,một chuyên gia về ngư trường cho biết những màu sắc nhạt,sáng của cá loài cá sống ở rạng có thể rực rỡ ở một khoảng cách nào đó,nhưng thường là để nó hòa đồng với màu sắc chung quanh nơi nó trú ngụ.Nên ta phải cân nhắc khi chọn mồi câu sống hay các mồi jig tạo tiếng động ở các nơi gần rạng này.

Tầm nhìn dưới độ sâu :

Phía dưới các rạng là các vực sâu,một thế giới của các loài nhuyễn thể,của dòng hải lưu và các hẻm hốc sâu thẳm,nó là thế giới xanh đen,nơi ánh sáng biến mất rất lẹ,một sân chơi huyền bí thật lớn lao cho các tay câu muốn trở trổ tài chiến thắng.

Trong môi trường tối tăm này có nhãn quan tinh tường hay những giác quan nhạy bén khác rất thích hợp với các sinh vật đã chọn lựa vực sâu này là chỗ cư trú.Vậy những sinh vật dưới này có thử tìm hiểu hay tấn công những con mồi giả hoặc các loại mồi do chúng ta sáng chế ra không ? Câu trả lời : “Có thể lắm”. Vì các loại mồi mà chúng ta cho xuất hiện ở nơi này đều được các sinh vật đó vẫn quan sát.

Các loại cá lớn như cá cờ,cá kiếm,cá marlin cho thấy nó có một số thích nghi cuộc sống,chúng là một trong những loài cá nhanh nhẹn sống lưng chừng ở độ sâu,đặc biệt khả năng lặn thật sâu.Những con cá này trong mắt nó có cả hai tế bào để nhìn nơi ánh sáng yếu và màu sắc ở võng mạc. Nó bơi ở trong môi trường thiếu ánh sáng,nên những con mắt của nó to lớn hơn,võng mạc cũng to hơn chính vì có con mắt to lớn nên lớp võng mạc chứa thêm nhiều tế bào hình trụ và hình nón vì vậy xác suất nhận biết các tia ánh sáng xuất hiện sẽ gia tăng.

Thật là đáng nể khi thấy những con cá lớn đó có thể ở thường trực 12 tiếng hay hơn nữa dưới đáy sâu để săn mồi.Dưới vực thật sâu này nó có thể bị nguy hiểm đến khả năng linh hoạt săn mồi do nhiệt độ quá thấp làm ảnh hưởng đến cơ thể.Trong khi phần lớn loài cá không thể điều chỉnh nhiệt độ cơ thể dưới đáy thật sâu thì các loài cá lớn như cá cờ,cá kiếm,cá marlin,cá mập,v,v… có thể chống lại được việc gây ảnh hưởng xấu đến cơ thể do nước lạnh bằng cách điều hoà nhiệt độ thân chúng.

Một nhà nghiên cứu giảng giải cho biết : Để chống lại khả năng xấu ảnh hưởng bởi nhiệt độ lạnh đến thị giác (và đến tín hiệu dẫn truyền trong não bộ) các loài cá lớn tự chuyển nhiệt độ qua những sớ thịt trong mắt bằng cách chuyển đổi nhiệt lượng giữa võng mạc và não bộ.Tùy thuộc vào độ sâu dưới nước mà nhiệt độ của mắt và của não bộ luôn luôn nóng hơn từ 10 đến 15 độ C so với nhiệt độ nước ở bên ngoài. Với nhiệt độ này nó giúp cho loài cá dưới sâu nhanh chóng và dễ dàng nhận biết những cử động lạ dưới đáy sâu rõ gấp 10 lần những loài cá không có sự chuyển đổi nhiệt lượng trong não và mắt như chúng.

Trong việc tìm hiểu về câu cá,khi nói về những loại cá lớn mà không thể nói đến ánh sáng tự phát từ thân thủy sinh vật,khi lặn sâu dưới đáy,các loài cá lớn săn mồi ưu tiên là loài nhuyễn thể như mực hay cá đèn (lantern fishes) vì cả hai tự chiếu sáng trong vùng tối đen.Mà cũng lạ,các loài cá sống trong mức sâu từ 200-1000 m có đồng tử màu vàng giúp nó phân biệt và nhận được ánh sánh tự phát của thủy sinh vật mà mức độ sáng từ hơi mờ đến mạnh ở trên mặt nước chiếu xuống,nên lại ít loại cá nào có sự thích nghi giống như loài cá kiếm,cá cờ,cá marlin,v,v…

Đôi khi nhiều người câu ngoài biển khơi thấy màu sắc nhấp nháy sáng xuất hiện ở cá cờ khi nó đang săn đuổi cá mồi,màu sắc sáng nhấp nháy thường do sự phản chiếu của tần sóng ánh sáng cực tím.Đây cũng là một sự lạ,bởi vì ít nhất có một tài liệu nghiên cứu cho biết thủy tinh thể các loài cá lớn này đã lọc hẳn tia cực tím,như vậy nó không thể nào nhận biết được tia sáng đó.Như thế ánh sáng nhấp nháy đó mang tín hiệu cho cái gì ?

Vì có những sự kỳ diệu và huyền bí đó nên dưới biển sâu vẫn còn tiếp tục lôi cuốn chúng ta tìm hiểu.

Hiện nay những phát minh tân tiến mà chúng ta áp dụng đưa chúng ta vào những cuộc ra khơi câu cá lớn nhiều hơn,truy tìm cá ở vùng nước cạn mau hơn tuy nhiên chúng ta vẫn phải chờ những khám phá mới mẻ nữa của khoa học về sự kỳ diệu nhãn quan của cá.

1. GAG Grouper, 2. AFRICAN Pompano, 3. Dolphin, 4. GOLDEN Tilefish, 5. Bluefish, 6. Trout, 7. Bonita , 8. Snook, 9. MAKO SHARK, 10. Kingfish, 11. MANGROVE Snapper, 12. Bonefish

This entry was posted on Thứ Tư, 06 Tháng Mười 2010 at 11:03 Chiều and is filed under Kỹ thuật câu cá. You can follow any responses to this entry through the RSS 2.0 feed. You can leave a response, or trackback from your own site.

Leave a Comment